TỔNG QUAN CÔNG SUẤT LẮP ĐẶT ĐIỆN LƯỚI VIỆT NAM TỪ NĂM 2015-2016-2018
1.1 Thống kê công suất lắp đặt của mạng lưới điện Việt Nam từ năm 2015-2016-2018
Trong những năm gần đây đất nước ta dần phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhu cầu sử dụng các thiết bị điện của con người ngày càng gia tăng chính vì vậy ngành điện Việt Nam phải luôn nỗ lực phát triển để đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng của các tổ chức doanh nghiệp, các hộ gia đình,... Để hiểu rõ chi tiết hơn về sự phát triển ngành điện Việt Nam giai đoạn 2015-2016-2018 [1], xem bảng các bảng sau:
Giai đoạn 2015
Bảng 1.1 Thống kê công suất lắp đặt giai đoạn 2015 @12/12/2020
Bảng 1.2 Các nguồn đầu tư @12/12/2020
Giai đoạn 2016
Bảng 1.3 Thống kê công suất lắp đặt giai đoạn 2016 @12/12/2020
Bảng 1.4 Các nguồn đầu tư @12/12/2020
Giai đoạn 2018
Bảng 1.5 Thống kê công suất lắp đặt giai đoạn 2018 @12/12/2020
Bảng 1.6 Các nguồn đầu tư @12/12/2020
Biểu đồ tăng trưởng
Hình 1.1 Biểu đồ tăng trưởng công suất lắp đặt hệ thống điện từ năm 2015-2016-2018
Các chỉ số cho thấy công suất lắp đặt tăng trưởng mạnh qua từng năm, giai đoạn từ năm 2015-2016 là 9.3%, giai đoạn năm 2016-2017 là 14.8%, giai đoạn 2017-2018 là 9%, giai đoạn 2018-2019 là 13%. Đặc biệt năng lượng tái tạo tăng trưởng mạnh từ năm 2018 do nhà nước bắt đầu có chính sách ưu tiên phát triển nguồn năng lượng sạch. Tuy nhiên nguồn cung vẫn không đủ cầu, nước ta vẫn phải nhập khẩu điện từ Lào và Trung Quốc.
HỆ THỐNG ĐIỆN HIỆN ĐẠI Ở VIỆT NAM
2.1 Khái niệm về hệ thống truyền tải điện
Hệ thống truyền tải là hệ thống điện bao gồm lưới điện truyền tải và các nhà máy điện đấu nối vào lưới điện truyền tải. Hình 2.1 Hệ thống truyền tải điện hiện đại tại Việt Nam.
Hình 2.1 Hệ thống truyền tải điện hiện đại tại Việt Nam (Nguồn: trungtamcodien.net )
2.2 Tổng quan về hệ thống điện hiện đại
Hệ thống truyền tải điện bao gồm rất nhiều thành phần, trong đó có 3 nhóm chính là nguồn điện, hệ thống lưới điện, hệ thống giám sát.
Hình 2.2 Sơ đồ nhánh hệ thống điện Việt Nam
Sự phát triển của đất nước nói chung cũng như ngành công nghiệp 4.0 đang bùng nổ nói riêng, khiến nhu cầu sử dụng điện tăng mạnh, chính vì vậy ngành điện cũng cần phải bắt kịp xu hướng điện đại hóa toàn cầu này, trong một hệ thống điện hiện đại ta thấy sự xuất hiện của nguồn điện tái tạo, điều này khẳng định rằng con người đang chú tâm rất nhiều tới nguồn năng lượng xanh, sạch, góp phần nâng cao ý thức cộng đồng về bảo vệ tài nguồn tài nguyên khoáng sản đang dần cạn kiệt, đồng thời cải thiện ô nhiễm môi trường, nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng nóng lên toàn cầu.
Trong hệ thống điện hiện đại cũng không thể thiếu những phần mềm quản lý, giám sát điện từ xa như hệ thống SCADA [2], Hệ thống công tơ điện tử tự động ARM [3], Hệ thống DAS ( Direct Attached Storage) [4].
KẾT LUẬN
Chúng ta có thể thấy được phần nào về cơ cấu phát triển của ngành điện Việt Nam trong những năm qua cũng như hướng phát triển trong tương lai. Trong những năm gần đây, nước ta luôn đẩy mạnh khai thác những nguồn năng lượng như thủy điện, nhiệt điện và đang ngày càng phát triển chúng để có thể đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước. Tuy nhiên, việc khai thác những nguồn năng lượng này có thể gây tác hại đối với môi trường sống. Cho nên chúng ta đã và đang hướng tới việc khai thác nguồn năng lượng tái tạo, nguồn năng lượng mới, nguồn năng lượng xanh, thân thiện và bảo vệ môi trường. Và có thể thấy chúng ta đã làm được trong những năm gần đây với sự phát triển mạnh mẽ khai thác nguồn năng lượng tái tạo này và sản lượng tăng nhanh không kém gì so với thủy điện cũng như nhiệt điện. Đây là một trong những bước ngoặt đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của của Việt Nam trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Báo cáo thường niên của EVN/ https://www.evn.com.vn
[2] Hệ thống SCADA/ https://smartfactoryvn.com
[3] Giải pháp arm bằng công nghệ plc/https://infras.com.vn
[4] Phân biệt DAS-NAS-SAN/http://vinahost.info
[5] Mô hình truyền tải điện năng/ http://trungtamcodien.net
0 Nhận xét