I. TỔNG KẾT NHỮNG PHẦN ĐÃ HỌC ĐƯỢC
Môn cung cấp điện cung cấp cho chúng ta những kiến thức:Thứ nhất là tổng quan về hệ thống cung cấp điện ở Việt Nam
Kiến thức về chương này giúp chúng ta biết được cách tính toán phụ tải và dựa trên tính toán để lựa chọn thiết bị cung cấp điện bao gồm như máy biến áp, thiết bị đóng ngắt cho tủ động lực, tính toán lựa chọn dây dẫn, tính toán tổn thất công suất và ngắn mạch. Hiểu rõ về đặc điểm công nghệ HTD như: biến đổi năng lượng khác thành điện năng, dễ truyền tải đi xa, từ điện chuyển thành các năng lượng khác bên cạnh những đặc điểm như sản xuất và tiêu thụ đồng thời, các quá trình diễn ra trong hệ thống điện rất nhanh và công nghiệp điện năng có liên hệ mật thiết đến tất cả các ngành của nền kinh tế. Tiếp theo là hệ thống bảo vệ gồm những sự cố về tụt điện áp một phần của hệ thống điện, phá hủy các phần tử do dòng ngắn mạch, phá hủy các phần tử có sự cố bằng tia lửa điện, phá hủy ổn định của hệ thống mục đích để phát hiện và cô lập phần tử sự cố ra hệ thống. Về trung tâm điều độ HTD gồm có phạm vi hoạt động trên cả nước, hợp nhất tất cả các hệ thống điện, trung tâm điều độ HTD quốc gia là cơ quan chỉ huy vận hành cao nhất của HTD quốc gia nhằm mục tiêu tạo ra đảm bảo liên tục cung cấp điện, đảm bảo vận hành từng phần tử và toàn bộ hệ thống an toàn, đảm bảo chất lượng điện năng và đảm bảo vận hành HTD tinh tế nhất.
Thứ hai là xác định nhu cầu điện.
Chương này được hiểu là xác định nhu cầu của công trình, tính toán phụ tải phải tính đến sự phát triển sau lâu dài, bền vững, dự báo phụ tải ngắn hạn => sau khi công trình đi vào vận hành (phụ tải tính toán).
- PTTT được sử dụng để lựa chọn các thiết bị như: Máy biến áp, tiết diện dây dẫn, các thiết bị đóng ngắt bảo vệ.
- Tính tổn thất và dư lượng bù.
- Giải bài toán dự báo phụ tải ngắn hạn và dài hạn.
Tóm lại phụ tải tính toán là số liệu quan trọng đề thiết kế cung cấp điện. Sau khi xác định được tiếp theo là phương pháp xác định PTTT gồm 2 nhóm:
- Nhóm thứ nhất: Sử dụng hệ thống tính toán dựa vào kinh nghiệm thiết kế vận hành để thuận tiện trong tính toán nhưng chỉ cho kết quả gần đúng bao gồm phương pháp suất tiêu hao điện năng trên một đơn vị sản phẩm, phương pháp công suất đặt và hệ số nhu cầu và phương pháp xuất phụ tải trên một đơn vị diện tích đơn vị sản phẩm.
- Nhóm thứ hai: Các hệ số tính toán dựa trên cơ sở lý thuyết, xác xuất và thống kê có thể xét nhiều yếu tố cho ra kết quả chính xác nhưng tính toán phức tạp. Bao gồm các phương pháp như phương pháp công suất trung bình và hệ số hình dáng, phương pháp công suất trung bình phương sai của phụ tải và phương pháp số thiết bị hiệu quả.
Thứ ba là máy biến áp
Về chương biến áp chúng ta hiểu về kết cấu của trạm biến áp phụ thuộc các loại trạm, vị trí, công dụng... và xây dựng với hai loại chính: Trạm biến áp ngoài trời và trạm biến áp trong nhà. Biết về phân loại và kết cấu trạm biến áp phân phối bao gồm ưu và nhược của các trạm như trạm nền, trạm giàn, trạm biến áp trong nhà, trạm hợp bộ. Biết cách lựa chọn trạm, vận hành và sữa chữa.
Thứ tư là tính toán ngắn mạch.
Đối với ngắn mạch hiểu được cách tính toán và lựa chọn phục lục để tính toán lựa chọn một cách đạt chuẩn.
Thứ năm là lựa chọn thiết bị điện.
Chương này cung cấp những kiến thức công thức tính toán về lựa chọn máy cắt, lựa chọn cầu chì và dao cách ly, lựa chọn cầu chì cầu dao hạ áp, lựa chọn Aptomat, lựa chọn thanh góp và thanh cái, lựa chọn dây dẫn và cáp để chúng ta áp dụng vào thực tế cho máy biến áp.
II. NHẬN ĐỊNH SỰ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG ĐIỆN VIỆT NAM [1]
Ở Việt Nam, trong giai đoạn vừa qua, nhu cầu năng lượng đã không ngừng tăng lên. Về cơ bản Việt Nam vẫn luôn đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh và cải thiện đời sống nhân dân, đóng góp cho tăng trưởng kinh tế và giữ vững an ninh, quốc phòng.
Đối với nhu cầu năng lượng sơ cấp trong 10 năm qua, giai đoạn 2007-2017, tăng trưởng 14,6%, riêng sản lượng điện thương phẩm tăng trưởng bình quân 9,5%. Dự báo trong 5 năm tới, nhu cầu điện năng vẫn tăng trưởng 8,5-9,5%. Với nhu cầu điện thương phẩm như trên, dự kiến công suất điện 13.000-14.000 MW. Hiện nay, mới có 6.000 MW/năm. Từ nay đến năm 2030, mỗi năm cần công suất 5.000 - 7.000 MW/năm.
Đối với nhu cầu năng lượng sơ cấp trong 10 năm qua, giai đoạn 2007-2017, tăng trưởng 14,6%, riêng sản lượng điện thương phẩm tăng trưởng bình quân 9,5%. Dự báo trong 5 năm tới, nhu cầu điện năng vẫn tăng trưởng 8,5-9,5%. Với nhu cầu điện thương phẩm như trên, dự kiến công suất điện 13.000-14.000 MW. Hiện nay, mới có 6.000 MW/năm. Từ nay đến năm 2030, mỗi năm cần công suất 5.000 - 7.000 MW/năm.
Về điện lực, Việt Nam có nhu cầu tăng nhanh trong 15 năm qua, trung bình tăng trưởng điện thương mại khoảng 9,5%/năm. Riêng năm 2020, do tình hình dịch bệnh Covid-19, dự báo nhu cầu tăng trưởng ở mức 6,5%. Tuy nhiên giai đoạn 2021-2025 vẫn dự báo tăng khoảng 8,5%/năm.
Theo Quy hoạch điện điều chỉnh đến năm 2025, dự kiến nhu cầu công suất nguồn điện của hệ thống phải đạt 96.000 MW. Như vậy, trong giai đoạn 2021-2025, mỗi năm Việt Nam cần bổ sung thêm khoảng 6000 MW. Trong khi đó, các nguồn điện năng chủ yếu như nhiệt điện, thủy điện cơ bản đều đã khai thác hết hoặc có những giới hạn phát triển. Thay vào đó, Việt Nam đang có những bước tiến mạnh mẽ về phát triển NLTT. Đặc biệt, với gần 5000MW công suất điện mặt trời mới đưa vào vận hành trong ba năm vừa qua, Việt Nam trở thành một trong những thị trường NLTT sôi động và hấp dẫn nhất trong khu vực Đông Nam Á.
Sự gia tăng với tốc độ nhanh chóng của nguồn năng lượng tái tạo đã đặt ra những thách thức mới về sự phát triển đồng bộ của hệ thống lưới điện, cơ chế giá điện cùng nhiều vấn đề kỹ thuật liên quan khác. Để đảm bảo cung cấp điện trong giai đoạn tới, Việt Nam cần khuyến khích phát triển các dạng NLTT có thời gian xây dựng nhanh, phát triển lưới điện đồng bộ để đảm bảo giải tỏa công suất nguồn NLTT; Bổ sung nguồn điện sử dụng nhiên liệu sạch để đa dạng hóa loại hình nguồn điện, thay thế nguồn điện than tại khu vực khó phát triển. (theo Diễn đàn Năng lượng Việt Nam 2020 “Phát triển năng lượng sạch - Xu thế và thách thức” của Bộ công thương Việt Nam).
Theo Quy hoạch điện điều chỉnh đến năm 2025, dự kiến nhu cầu công suất nguồn điện của hệ thống phải đạt 96.000 MW. Như vậy, trong giai đoạn 2021-2025, mỗi năm Việt Nam cần bổ sung thêm khoảng 6000 MW. Trong khi đó, các nguồn điện năng chủ yếu như nhiệt điện, thủy điện cơ bản đều đã khai thác hết hoặc có những giới hạn phát triển. Thay vào đó, Việt Nam đang có những bước tiến mạnh mẽ về phát triển NLTT. Đặc biệt, với gần 5000MW công suất điện mặt trời mới đưa vào vận hành trong ba năm vừa qua, Việt Nam trở thành một trong những thị trường NLTT sôi động và hấp dẫn nhất trong khu vực Đông Nam Á.
Sự gia tăng với tốc độ nhanh chóng của nguồn năng lượng tái tạo đã đặt ra những thách thức mới về sự phát triển đồng bộ của hệ thống lưới điện, cơ chế giá điện cùng nhiều vấn đề kỹ thuật liên quan khác. Để đảm bảo cung cấp điện trong giai đoạn tới, Việt Nam cần khuyến khích phát triển các dạng NLTT có thời gian xây dựng nhanh, phát triển lưới điện đồng bộ để đảm bảo giải tỏa công suất nguồn NLTT; Bổ sung nguồn điện sử dụng nhiên liệu sạch để đa dạng hóa loại hình nguồn điện, thay thế nguồn điện than tại khu vực khó phát triển. (theo Diễn đàn Năng lượng Việt Nam 2020 “Phát triển năng lượng sạch - Xu thế và thách thức” của Bộ công thương Việt Nam).
KẾT LUẬN
Cung cấp điện là một ngành khá quan trọng trong xã hội loài người, cũng như trong quá trình phát triển nhanh của nền khoa học kĩ thuật nước ta trên con đường công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước. Vì thế, việc thiết kế và cung cấp điện là một vấn đề hết sức quan trọng và không thể thiếu đối với ngành điện nói chung và mỗi sinh viên đã và đang học tập, nghiên cứu về lĩnh vực nói riêng.
Cùng với sự tiến bộ của khoa học và xã hội, đất nước chúng ta ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn. Các nhà lầu cao tầng, các nhà máy, xí nghiệp ngày càng xuất hiện nhiều hơn. Các địa điểm vui chơi xuất hiện phục vụ cho người dân. Do đó việc cung cấp điện cho các công trình dù lớn hay nhỏ luôn đòi hỏi phải chính xác và an toàn.Nhận thức rõ tầm quan trọng đó, các trường Đại học và Cao đẳng cũng đã định hướng và đưa vào giảng dạy môn Cung cấp điện. Nhằm cho sinh viên làm quen với những kiến thức cơ bản để sinh viên có thể vận dụng vào thực tế công việc.
Qua môn học Cung cấp điện, ngoài kiến thức chuyên môn, bản thân tôi cảm thấy rất may mắn khi còn nhận được những kỹ năng khác rất quan trọng, bổ sung rất nhiều cho ngành học của mình. Những kỹ năng nếu như không được học từ Giảng viên Lê Phương Trường, bản thân tôi sẽ không thể tiếp cận, đặc biệt là khả năng viết lách và khả năng xây dựng hồ sơ điện tử cá nhân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Diễn đàn năng lượng việt nam năm 2020 phát triển năng lượng sạch xu thế và thách thức/ https://www.moit.gov.vn
0 Nhận xét